Hơi thở có mùi khó chịu hay chứng hôi miệng là một trong những vấn đề không chỉ gây trở ngại trong việc giao tiếp với mọi mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng, tình trạng sức khỏe hoặc chế độ ăn uống hàng ngày. Để khắc phục tình trạng này, hãy cùng Banchaithongminh.com đi tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp cải thiện hơi thở, giúp bạn thêm tự tin với nụ cười tỏa sáng nhé!
Tại sao khoang miệng lại có mùi hôi?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thức ăn dư thừa bám trong khoang miệng không được vệ sinh kỹ lưỡng và nhanh chóng trở thành nơi phát triển lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân thường gặp sau đây:
Chế độ ăn uống và cách lựa chọn thực phẩm của bạn có thể gây hôi miệng do sử dụng các thực phẩm có mùi mạnh như hành tỏi, hoặc chất tạo ngọt như đường, siro. Thêm vào đó, việc ăn kiêng hoặc hạn chế ăn carbohydrate cũng có thể khiến hơi thở có mùi do trong quá trình đốt chất béo cơ thể con người sẽ tạo ra một hợp chất có mùi hôi tên là ketone dẫn đến khoang miệng.
Sử dụng chất kích thích như thuốc lá và rượu bia thường xuyên cũng có có nguy cơ làm hỏng nướu và hơi thở bị ảnh hưởng. Đặc biệt, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là tác nhân chính gây ra bệnh hôi miệng dễ gặp. Nếu bạn không đánh răng thường xuyên hoặc không loại bỏ sạch sẽ thức ăn mắc kẹt ngay sau bữa ăn thì khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra mùi khiến bạn “ám ảnh”.
Ngoài ra, hôi miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn không ổn. Trên thực tế, khi bạn mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi-họng, xoang hay viêm nướu có khả năng lớn sẽ bị hôi miệng. Hoặc đó cũng là cách cơ thể bạn lên tiếng trước các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, gan hoặc thận. Lúc này bạn nên gặp bác sĩ để trao đổi và kịp thời điều trị.
Phải giải quyết tình trạng hôi miệng như thế nào?
Sau khi xác định được kẻ thù của hơi thở, việc tiếp theo các bạn nên làm là thực hiện một vài cách điều trị cơ bản như chải răng theo hướng dẫn của nha sĩ và súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn trước khi đi khám.Cách đơn giản nhất để làm giảm hôi miệng là tậu cho mình một chiếc bàn chải phù hợp và thay đổi chúng theo định kỳ. Bàn chải điện cũng là một lựa chọn tối ưu bởi cấu tạo đặc biệt của chúng giúp bạn loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn sạch hơn gấp nhiều lần so với bàn chải thường.
Chỉ đánh răng thôi chưa đủ, các nha sĩ đã chỉ ra rằng việc súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng loại bỏ được 99% vi khuẩn ẩn sâu trong các khu vực mà bàn chải không chạm tới được. Phương pháp này cũng giống như “double cleansing” trong chu trình skincare được các chị em ưa chuộng. Nếu bạn cảm thấy hơi thở mình có mùi, hãy sử dụng các loại nước súc miệng có khả năng giảm hôi miệng chuyên dụng như Kin Gingival. Đây là loại nước súc miệng kháng khuẩn tập trung loại bỏ các loại vi khuẩn nấm mốc lây lan, hỗ trợ điều trị viêm nướu rất tốt hiện nay.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng hôi miệng do các yếu tố chủ quan như sở thích ăn đồ ngọt, hút thuốc và sử dụng chất kích thích thì việc thay đổi và tập cho mình thói quen tốt cũng giúp hơi thở bạn được cải thiện theo thời gian. Bỏ thuốc lá và tiêu thụ ít đồ ngọt không chỉ hạn chế vi khuẩn tạo mùi trong khoang miệng mà còn rất có lợi cho sức khỏe của bạn.Trên đây là cách khắc phục chứng hôi miệng các bạn có thể áp dụng và theo dõi được tại nhà. Trong trường hợp đã thực hiện tất cả các phương pháp trên nhưng không có hiệu quả thì các bạn nên đi lấy cao răng tối thiểu 6 tháng/ năm và trao đổi với nha sĩ về vấn đề của mình.
Tóm lại, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả kịp thời. Banchaithongminh.com chắc chắn rằng cách chữa trị tốt nhất đó là các bạn hãy luôn sát sao theo dõi sức khỏe của mình và đi khám định kỳ để được phát hiện và chẩn đoán sớm nhất nhé!